Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là
A. 17,8 và 4,48
B. 10,8 và 4,48
C. 17,8 và 2,24
D. 10,8 và 2,24
Đáp án C.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn:
\( 3Fe+8{{H}^{+}}+2NO_{3}^{-}\to 3F{{e}^{2+}}+2NO+4{{H}_{2}}O \) (1)
\( Fe+C{{u}^{2+}}\xrightarrow{{}}F{{e}^{2+}}+Cu \) (2)
Từ (1) suy ra: \({{n}_{NO}}=\frac{2}{8}{{n}_{{{H}^{+}}}}=0,1\text{ }mol\Rightarrow {{V}_{NO}}=2,24\text{ }(\ell )\)
Từ (1), (2) suy ra: \( {{n}_{Fe(pứ)}}=\frac{3}{8}{{n}_{{{H}^{+}}}}+{{n}_{C{{u}^{2+}}}}=0,31\text{ }mol \)
\( \Rightarrow m-56.031+64.0,16=0,6m\Rightarrow m=17,8\text{ }(g) \)
Nhận Dạy Kèm môn Hóa học Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,…
- Dạy kèm tương tác 1 thầy 1 trò! Hỗ trợ trực tuyến 24/7
- Dạy kèm môn Hóa học từ lớp 6 ➜ 12 – Ôn thi Đại Học – Cao Đẳng
- Bồi dưỡng HSG Hóa học các lớp – Ôn thi vào lớp 10 khối Chuyên
- Dạy kèm môn Hóa học đại cương – Hóa học lượng tử – Hóa phân tích
- Lịch học sắp xếp linh động, sáng – chiều – tối đều học được!
- Thời gian học từ 1,5h – 2h/1 buổi!