Cho 0,15 mol hỗn hợp rắn X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa FeCl3 0,8M và CuCl2 0,6M thu được dung dịch Y và 7,52 gam rắn gồm hai kim loại. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được 29,07 gam kết tủa. Nếu cho 0,15 mol X trên vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy khí NO thoát ra; đồng thời thu được dung dịch Z có khối lượng tăng 4,98 gam so với dung dịch ban đầu. Cô cạn dung dịch Z thu được lượng muối khan là
A. 32,26 gam
B. 33,86 gam
C. 30,24 gam
D. 33,06 gam
Đáp án D.
+ Quá trình:
+ Xét dung dịch Y, ta có: \( \xrightarrow{BTDT}{{n}_{F{{e}^{2+}}}}=\frac{{{n}_{C{{l}^{-}}}}-2{{n}_{M{{g}^{2+}}}}}{2}=\frac{18b-2a}{2}=9b-a \)
+ Xét hỗn hợp kết tủa, ta có: \({{n}_{AgCl}}={{n}_{C{{l}^{-}}}}=18b\) và \({{n}_{Ag}}={{n}_{F{{e}^{2+}}}}=9b-a\).
\( \Rightarrow {{m}_{\downarrow }}=108{{n}_{Ag}}+143,5{{n}_{AgCl}} \) \( \to 108(9b-a)+143,5.18b=29,07 \) (1)
+ Xét hỗn hợp rắn có: \( \xrightarrow{BTNT:Fe}{{n}_{Fe(\text{trong rắn)}}}={{n}_{Fe}}+{{n}_{FeC{{l}_{3}}}}-{{n}_{F{{e}^{2+}}(trong\text{ }Y)}} \) \( =(0,15-a)+4b-(9b-a)=0,15-5b \)
Và \( 64{{n}_{Cu}}+56{{n}_{Fe}}={{m}_{\text{rắn }}} \) \( \to 64.3b+56.(0,15-5b)=7,52 \) (2)
+ Giải hệ (1) và (2), ta được: \( \left\{ \begin{align}& a=0,06 \\ & b=0,01 \\ \end{align} \right. \)
+ Khi cho 0,15 mol hỗn hợp X gồm Mg (0,06 mol) và Fe (0,09 mol), ta có:
\({{n}_{NO}}=\frac{24{{n}_{Mg}}+56{{n}_{Fe}}-{{m}_{ddZ\text{ tăng}}}}{30}=0,05\text{ }mol\)
\(\Rightarrow {{n}_{NH_{4}^{+}}}=\frac{2{{n}_{Mg}}+3{{n}_{Fe}}-3{{n}_{NO}}}{8}=0,03\text{ }mol\)
\( \Rightarrow{{muối}}=148{{n}_{Mg{{(N{{O}_{3}})}_{2}}}}+242{{n}_{Fe{{(N{{O}_{3}})}_{3}}}}+80{{n}_{N{{H}_{4}}N{{O}_{3}}}}=33,06\text{ }(g) \)
Nhận Dạy Kèm môn Hóa học Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,…
- Dạy kèm tương tác 1 thầy 1 trò! Hỗ trợ trực tuyến 24/7
- Dạy kèm môn Hóa học từ lớp 6 ➜ 12 – Ôn thi Đại Học – Cao Đẳng
- Bồi dưỡng HSG Hóa học các lớp – Ôn thi vào lớp 10 khối Chuyên
- Dạy kèm môn Hóa học đại cương – Hóa học lượng tử – Hóa phân tích
- Lịch học sắp xếp linh động, sáng – chiều – tối đều học được!
- Thời gian học từ 1,5h – 2h/1 buổi!